Danh hiệu và tước vị Mã Lai

Ngôn ngữ Mã Lai có một hệ thống phức tạp các danh hiệu, tước vịkính ngữ, được sử dụng rộng rãi trong BruneiMalaysia. Singapore, có hoàng tộc Malay nhưng bị chính quyền thực dân Anh bãi bỏ vào năm 1891, đã thông qua các chức danh cho các nhà lãnh đạo. Philippines trong lịch sử cũng sử dụng tiêu hiệu Malay giai đoạn tiền-Tây Ban Nha (đặc biệt dưới ảnh hưởng của Brunei), bằng chứng là danh hiệu của nhân vật lịch sử như Rajah Sulayman, LakandulaDayang Kalangitan. Các tước hiệu Malay vẫn được sử dụng bởi các hoàng gia Sulu, Maguindanao, BuayanMaranao trên đảo Mindanao phía nam Philippines, nhưng những điều này chỉ được giữ lại trên cơ sở truyền thống, vì Hiến pháp năm 1987 khẳng định việc bãi bỏ các tước hiệu hoàng gia và quý tộc trong cộng hòa.[1][2][3][4] Trong khi đó, Indonesia với tư cách là một nước cộng hòa, không công nhận những người cai trị truyền thống và các hệ thống quý tộc. Tuy nhiên, danh hiệu hoàng gia và tước hiệu của họ vẫn được sử dụng như danh hiệu nghi thức.Malaysia, Brunei và một số tỉnh ở Indonesia thường xuyên trao các danh hiệu danh dự và tước vị trong đời sống.Ở Malaysia, tất cả các danh hiệu không di truyền có thể được cấp cho cả nam và nữ. Mỗi tước vị có một hình thức có thể được sử dụng bởi vợ của chủ sở hữu tước vị. Hình thức này không được sử dụng bởi chồng của một người phụ nữ có tướ vị; một người phụ nữ như vậy sẽ mang một danh hiệu giống như một người đàn ông có tước vị.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh hiệu và tước vị Mã Lai http://bruneiresources.blogspot.com/2008/09/pehin-... http://bruneiresources.com/bintang.html http://www.royalsulu.com/ http://www.theroyalforums.com/forums/f71/royal-tit... http://prpm.dbp.gov.my/Search.aspx?k=pengiran http://4dw.net/royalark/brunei.php http://www.royalark.net/Malaysia/pahang10.htm http://www.royalsocietydignitariesgroup.org/royal-... http://www.royalsocietydignitariesgroup.org/the-ro... https://books.google.com/books?id=59PnSwurWj8C&pg=...